Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

Đôi song ca Giao Linh & Tuấn Vũ – Huyền thoại của dòng nhạc vàng

Hình ảnh
Trong nhạc vàng có rất nhiều đôi song ca gắn liền tên tuổi với nhau và được khán giả yêu mến. Có lẽ do đặc trưng của dòng nhạc vàng là mang tính kể chuyện, tâm sự với nhau, nên có nhiều bài hát thích hợp với hình thức hát song ca. Trước năm 1975 có song ca Hoàng Oanh Trung Chỉnh, Chế Linh Thanh Tuyền, còn sau 75 thì nổi bật nhất là đôi song ca thuộc 2 thế hệ: Giao Linh và Tuấn Vũ. Nghe băng nhạc Đôi Mắt Người Xưa – Băng nhạc song ca đầu tiên của Giao Linh – Tuấn Vũ Từ những năm đầu thập niên 1990, sự kết hợp giữa hai giọng ca Giao Linh và Tuấn Vũ đã “làm mưa làm gió” khắp thị trường âm nhạc trong nước và hải ngoại. Cặp song ca “chị em” khiến người yêu nhạc vàng khắp nơi sửng sốt và mê mẩn bởi ăn ý với nhau từ lối hát, cách nhả chữ đến từng biểu cảm khi đứng trên sân khấu. Ca sĩ Tuấn Vũ cho biết từ khi về nước để hát, không đêm diễn nào của anh mà không có sự góp sức của ca sĩ Giao Linh. Mối quan hệ giữa Tuấn Vũ và Giao Linh rất thân tình gắn bó suốt 30 năm qua.  “Cuộc đời tôi

Lá thư gửi về những người em gái thành đô

Hình ảnh
Có nhiều lớp người trai bước đi ra  ᴄ hiến trườn ɡ  vẫn còn vương vấn biết bao kỷ niệm thuở còn học sinh, và cũng không ít người ra đi bỏ lại mối tình thơ mộng ở lại nơi đô thành.  Ca khúc  Thư Về Em Gái Thành Đô  của Duy Khánh  là một lá thư tình của anh lính chiến viết gửi về em gái hậu phương, với tấm lòng và nỗi niềm của người lính mười năm xa phố thị. Và có khi đây không chỉ là lá thư, mà gói trong đó tất cả thiết tha trần tình yêu thương cùng lời nhắn nhủ của bao lớp trai thời chinh chiến. Nhiều khi tôi muốn viết thư thăm em Về kể chuyện rừng xanh Chuyện vui buồn quân ngũ, chuyện quân hành đất đỏ Nhiều đêm dài mưa đổ. Nhưng ngại em nhớ tôi chăng? Mười năm tôi xa mái trường yêu Mang theo bao hẹn hò Rời tuổi xanh học trò dù đời còn lắm mộng mơ! Dù biết bao giờ tìm về người cũ hoa xưa. Giờ đây nghe nói em đang vui say Chiều hoa lệ thành đô Vòng tay ngà đua mở dìu em vào giấc ngủ Cùng hoa đèn sáng tỏ Quay cuồng tiếng hát đam mê Hỏi em ai sương gió đường xa Vai ba lô

Ngọc Lan và ca khúc “Mưa Trên Biển Vắng” – Đỉnh cao của nhạc hải ngoại thập niên 90

Hình ảnh
Ca khúc  Mưa Trên Biển Vắng  là phiên bản lời Việt  của một ca khúc nhạc Pháp, được khán giả Việt Nam yêu thích qua tiếng hát Ngọc Lan vào đầu thập niên 1990. Đây là một ca khúc tiếng Pháp tên là  Je n’pourrai jamais t’oublier  đã được nữ ca sĩ nổi tiếng Nicoletta thu âm từ năm 1970, tròn 50 năm trước, nhưng lúc đó không được khán giả chú ý tới. Chỉ khi sang đến thập niên 1980, ca khúc này được Paul Mauriat soạn hoà âm nhạc không lời và được giới thưởng ngoạn rất yêu thích. Khi đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng, người ta mới tìm bản thu âm hơn 10 năm trước đó của Nicoletta để nghe lại. Khi bài hát trở nên nổi tiếng, không chỉ ở Pháp mà cả ở Châu Á, đặc biệt là ở Nhật, vào cuối thập niên 1980, Ca khúc này được nhạc sĩ Phạm Duy viết lời Việt với cái tên  Nhớ Anh Mà Thôi . Bài hát được Phạm Duy viết bám sát nghĩa của phần lời gốc tiếng Pháp, tuy nhiên lại không đạt được thành công. Phải sang đến năm 1991, phần lời do nhạc sĩ Nhật Ngân đặt cho ca sĩ Ngọc Lan hát đã để tên tuổi

'Bông hồng cài áo' - từ đoản văn đến bản nhạc bất hủ về tình mẫu tử

Hình ảnh
Những ngày bị giam cầm, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ không ngừng nhớ mẹ và đọc được áng văn của thầy Thích Nhất Hạnh, sau đó đem phổ nhạc.   Vào tháng 7 âm lịch, chúng sinh hướng về đại lễ Vu Lan báo hiếu, diễn ra đúng đêm rằm. Trong ngày này, những ai còn mẹ sẽ cài lên ngực áo bông hồng đỏ để nhắc nhở về lòng hiếu thảo với đấng sinh thành. Người mất mẹ cài hoa trắng để tưởng nhớ họ. Nghi thức xuất phát từ ý tứ trong đoản văn  Bông hồng cài áo  của thầy Thích Nhất Hạnh , được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc, viết lời thành ca khúc. Năm 1962, khi thiền sư Thích Nhất Hạnh đi nghỉ hè cùng với các sinh viên tại Camp Ockanickon ở Medford thuộc tiểu bang New Jersey, Mỹ, ông đã viết nhiều đoản văn gửi cho đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn. Một trong số những bài được chép tay, lưu truyền nhiều nhất của ông là  Bông hồng cài áo.  Tiêu đề bài viết được lấy cảm hứng từ tập tục mà nhà sư bắt gặp khi sang Nhật Bản. Một nhóm sinh viên đã cài hoa trắng lên áo ông sau khi hỏi ý kiến người bạn đồng hành của thầ

Đóa “hoa vàng một thuở” của Trịnh Công Sơn

Hình ảnh
Đóa “hoa vàng một thuở” của Trịnh Công Sơn Hầu như mọi người đều biết, không ít những bản tình ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường được anh sáng tác từ những cảm xúc dành riêng cho một đối tượng trong đời sống tình cảm đầy lãng mạn của mình. Trong số đó, “Hoa Vàng Mấy Độ” và “Như Một Lần Chia Tay”, cho đến nay vẫn được nhiều người yêu thích nhạc Trịnh tìm hiểu về xuất xứ. Hơn 3 năm sau khi Trịnh Công Sơn qua đời, những thắc mắc về hai nhạc phẩm trên đã được giải đáp rõ ràng khi CD “Hoa Vàng Một Thuở” được chính thức ra mắt tại Toronto sau đó. Người trình bày hai nhạc phẩm này (cùng một số nhạc phẩm của những tác giả khác) cũng là người thực hiện CD “Hoa Vàng Một Thuở” mang tên Hoàng Lan. Cô chính là nguồn cảm hứng để Trịnh Công Sơn viết thành hai ca khúc tình cảm bất hủ đó. Hoàng Lan Phạm Thị Hoàng Lan sinh tại Sài Gòn và là con út trong một gia đình gồm 6 người con, trong số có một người mất sớm. Thời kỳ thơ ấu, Hoàng Lan được cặp nghệ sĩ nổi danh Kiều Hạnh – Phạm Đình

Ý nghĩa của bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng: hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…

Hình ảnh
Trước tới nay, ai cũng biết  bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng của nhạc sĩ Bảo Thu  được sáng tác dựa trên câu chuyện tình của chính ông, khi người yêu là ca sĩ Phương Hoài Tâm đi lấy chồng. Bài viết này nói rõ thêm về 1 số chi tiết có thể ít người để ý đến trong bài hát nổi tiếng này. Phương Hoài Tâm (PHT) là học trò của nhạc sĩ Nguyễn Đức trong ban Việt Nhi. Nhìn lại các hình ảnh trước năm 1975, có thể thấy PHT có nét đẹp trong sáng, ngây thơ. Năm 1965, nhạc sĩ Nguyễn Đức thường hay mời nhạc sĩ Bảo Thu đến làm nhạc công để ban Việt Nhi luyện thanh hoặc thu âm ở đài phát thanh. Ban Việt Nhi gồm toàn những cô gái tuổi dậy thì (khoảng 14, 15 tuổi), hát rất hay và mắt liếc sắc như dao. Trong số đó Bảo Thu chú ý nhất đến 1 cô gái có đôi mắt to, long lanh là Phương Hoài Tâm, nhỏ hơn ông 5 tuổi. Khi đã thân thiết, Bảo Thu mới biết Phương Hoài Tâm ở gần nhà ông. Vậy là ngoài những buổi tập hát ở nhà thầy Nguyễn Đức, đôi bạn còn có dịp cận kề ở nhà của PHT, nên ông đã viết những lời hát sau: “…mỗ

Phạm Duy giữa chốn “Cỏ Hồng” Đà Lạt

Hình ảnh
Nhạc sĩ Phạm Duy đến Đà Lạt lần đầu vào năm 1944. Ông đã gọi thành phố này là “nơi thần tiên”. Bức ảnh hiếm hoi chụp Phạm Duy với nữ thi sĩ Lệ Lan Ông kể lại trong cuốn hồi ký còn trong dạng bản thảo của mình rằng gánh hát Đức Huy – Charlot Miều lúc đó phải ghé qua Phan Rang trước khi lên được “một nơi thần tiên là Đà Lạt”. Trong thời gian dừng chân ở Phan Rang, Phạm Duy gặp một nhân vật quan trọng, đó là Bảo Đại, tặng quốc trưởng một đêm hát “vo” (hát chay, không tính tiền) và có cuộc chuyện trò đầy kính trọng, cảm mến. Trong câu chuyện về cuộc hành trình lên Đà Lạt, ta thấy không khí đô thị êm đềm đằng sau những chi tiết thú vị: “Vào hồi đầu thập niên 1940, người dân đen muốn tới thành phố Đà Lạt không phải là chuyện dễ dàng đâu! Phải làm đơn xin phép và chờ Sở mật thám điều tra rồi ba tháng sau mới có giấy đi. Thường thường chỉ là giấy cho phép tới nghỉ mát (villégiature) trong một thời hạn nào đó. Nếu muốn tới làm ăn sinh sống ở Đà Lạt thì lại một chuyện khác, một chuyện k